• Biệt thự TT7A-1 Khu đô thị mới Đại Kim, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
  • 0345092239 - 0976301845
Máy lọc nước âm tủ bếp RO

Vật liệu xây dựng - hoàn thiện ,

Máy lọc nước âm tủ bếp RO

Máy lọc nước âm tủ bếp là gì?

Máy lọc nước âm tủ bếp là thiết bị có khả năng lọc nước với thiết kế nhỏ gọn, chỉ bằng khoảng các dòng máy lọc nước tủ đứng nhưng vẫn chứa đầy đủ hệ thống lọc cần thiết và có công dụng không hề thua kém các dòng có tủ như các lõi lọc thô và các chức năng hỗ trợ cung cấp vi chất tốt cho sức khỏe.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

  • Bình áp: 10L
  • Công suất lọc: từ 10L/ giờ
  • Đa cấp lọc (5-9 cấp)
  • Màng RO thương hiệu Dow (Mỹ)
  • Linh kiện nhập ngoại
  • Điện áp 220V/ 50 Hz
  • Công suất điện tiêu thụ: 30W
  • Diện tích lắp đặt (DxRxC): 70x30x60 cm
  • Lõi số 1: PP 5có tác dụng loại bỏ bùn đất, rỉ sét kích thước > 5micron.
  • Lõi số 2: Than hoạt tính dạng hạt có tác dụng khử mùi, chất hữu cơ có trong nước.
  • Lõi số 3: PP 1 loại bỏ được bùn đất, rỉ sét, rong rêu có kích thước > 1micron.
  • Lõi số 4: là màng RO với khe lọc 0.0001 Micron loại bỏ các vi khuẩn, virus, tạp chất có kích thước siêu nhỏ, chỉ cho phân tử nước đi qua.
  • Lõi số 5 T33: với thành phần là than hoạt tính gáo dừa giúp loại bỏ 1 số mùi, flo còn lại sau lọc, tạo vị ngọt cho nước.
  • Lõi số 6 Khoáng đá: giúp bốung một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể
  • Lõi số 7 FIR+: tác dụng như bức xạ hồng ngoại, dòng nước đi qua sẽ bổ sung các oxy hoạt hóa, phân chia ra các phân tử nước nhỏ giúp tăng khả năng hấp thu nước, trao đổi chất.

Các cấp lọc tiếp theo có thể lắp bổ sung theo nhu cầu của khách hàng:

  • Lõi Alkaline: giúp cân bằng độ pH của nước
  • Lõi nano bạc: giúp loại bỏ vi khuẩn tái nhiễm sau lọc
  • Lõi OrpH+tạo điện giải và hydro hoạt hóa nhờ sử dụng các hạt khoáng, nước điện giải Hydroden giúp phục hồi sức khỏe, ngăn ngừa hình thành các gốc tự do.
  • Lõi HypH+tạo kiềm tính cho nước, hỗ trợ cân bằng độ pH và giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Đèn UV: giúp diệt vi khuẩn tái nhiễm sau lọc
  • Các lõi lọc được đúc đồng bộ, sử dụng cút nối nhanh chỉ với 3 bước lắp đặt đơn giản, tháo lắp thuận tiện.

Chế độ bảo trì bảo dưỡng thay thế lõi lọc:

Thời gian thay lõi lọc nhanh hay chậm tùy thuộc vào nguồn nước nơi bạn sử dụng. Danh sách bên dưới được đo với nguồn nước máy thành phố.

Thay đúng sẽ giúp bảo vệ màng RO được bền hơn giúp máy lọc hiệu quả.

- Lõi số 1 thời gian thay 3 tháng/1 lần hoặc sau khi lọc được 6.000 lít nước.

- Lõi số 2 thời gian thay 6 tháng/1 lần hoặc sau khi lọc 11.000 lít nước.

- Lõi số 3 thời gian thay 6 tháng/1 lần hoặc sau khi lọc được 11.000 lít nước.

- Lõi số 4 thời gian thay 1.5 - 3 năm hoặc sau khi lọc được 36.000 lít nước.

- Các cấp lọc số 5,6,7,8,9 nên thay sau 12~18 tháng sử dụng.

4 ưu điểm vượt trội của dòng máy lọc nước âm tủ bếp 

Thiết kế tiện lợi

Các dòng máy lọc nước âm tủ bếp có kết cấu hết sức nhỏ gọn với kích thước chiều ngang chưa đến 30cm và chiều cao chỉ khoảng 50cm. Bề ngoài nhỏ nhắn của sản phẩm giúp tối ưu diện tích, thích hợp lắp đặt tại những không gian có phần nhỏ hẹp, khiêm tốn.

Đa dạng vị trí lắp đặt

Nhờ sở hữu thiết kế tinh gọn nên máy lọc nước âm tủ bếp phù hợp bố trí tại nhiều vị trí trong căn bếp như ở đặt ở gầm tủ bếp, dưới gầm của bồn rửa bát (đối với các dòng máy không vỏ tủ hoặc bình áp rời) hay lắp đặt ngay trên mặt bàn bếp (đối với các dòng máy có vỏ tủ, bình áp nằm phía trong thân máy).

Công suất lớn 

Những chiếc máy lọc nước âm tủ bếp tuy có bề ngoài khá nhỏ nhắn nhưng lại có công suất khá lớn. Mỗi chiếc máy có công suất lọc có thể lên đến 20L/H, đảm bảo có nước sạch uống trực tiếp phục vụ liên tục cho gia đình từ 5-6 thành viên.

Giá thành phải chăng

Sử dụng máy lọc nước âm tủ có giá khá tiết kiệm ngân sách với mức giá phổ thông từ 2.7 - 4 triệu (tùy theo công nghệ lọc và số cấp lọc)

Hướng dẫn lắp đặt máy lọc nước âm tủ bếp đúng kỹ thuật 

Một vài điểm cần chú ý trước khi lắp máy lọc nước âm tủ bếp

Trước hết, bạn cần đảm bảo rằng sản phẩm bạn mua là hàng chính hãng để không ảnh hưởng tới khả năng vận hàng và chất lượng nước đầu ra. Bạn nên kiểm tra xem đã đầy đủ các linh phụ kiện đi kèm chưa.

 

                                      Sơ đồ lắp đặt máy lọc nước âm tủ bếp đặt gầm chậu rửa

Ngoài ra, bạn cần chú ý chuẩn bị các dụng cụ: băng keo, băng tan, mỏ lết, kìm, tua vít, van cấp nước, dây dẫn nước, dụng cụ tay vặn tháo cốc lọc, ổ điện,...và sổ hướng dẫn.

Lựa chọn vị trí lắp đặt máy lọc nước âm tủ bếp phù hợp

Sắp xếp vị trí của thiết bị là điều rất quan trọng cần lưu ý trong quá trình lắp đặt. 

Vị trí đặt máy lọc phải nằm gần với nguồn dẫn của nước cấp đầu vào, gần ổ cắm điện và thuận lợi cho việc xả nước thải. Ví dụ như bố trí lọc nước phía dưới bồn rửa chén là vị trí tiện lợi hơn cho cả việc sơ chế và chế biến thực phẩm bằng nước sạch. 

Đồng thời, lắp máy lọc nước âm tủ bếp cần tránh các vị trí bị ánh nắng chiếu vào trực tiếp và không nên đặt quá gần khu vực bếp nấu để hạn chế nhiệt độ cao gây ảnh hưởng đến độ bền của máy. 

Ngoài ra, bạn cũng không nên để máy ở những nơi có độ ẩm cao vì sẽ làm hệ lõi lọc nhanh bị hỏng hóc hay đóng rêu xanh. Khu vực tủ bếp luôn phải được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo khô thoáng. 

Điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc vận hành của máy nhưng lại ít được chú ý đến là nguồn dẫn nước. Máy lọc nước âm tủ bếp phải được đặt ở vị trí không chênh lệch theo chiều ngang quá 3m so với vị trí nguồn nước để đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất.

Quy trình lắp đặt máy lọc nước âm tủ bếp

Sau khi đã hoàn thành các công đoạn kiểm tra lại vật liệu lắp đặt, chúng ta sẽ tiến hành lắp đặt máy lọc nước âm tủ bếp.

Bước 1: Chia nguồn nước đầu vào tại vị trí bạn muốn lắp thiết bị. Bạn có thể lựa chọn khu vực phía dưới bồn rửa hoặc các vị trí đấu nước khác trong tủ bếp. Khóa chặt van cấp nước đầu vào trước lắp đặt máy.

Lắp các lõi lọc thô 1,2,3 vào các cốc loại tương ứng. Bạn cần chú ý quan sát tem được in bên trên thân lõi và tem dán trên cốc để xác định đúng thứ tự. Sau đó, vặn chặt cốc lọc số 2 và 3. Đối với cốc lọc số 1, bạn chỉ nên vặn vừa phải để tránh xảy ra hiện tượng Air khí khiến máy chạy liên tục không ngừng tự động ngắt.

Bước 2: Nối trực tiếp dây RO với cốc lọc số 1. Bạn cần chú ý quấn chặt băng tan quanh cút ốc khi nối dây để giúp tối ưu lực liên kết giữa các cút nối và dây RO.

Bước 3: Thực hiện sục rửa lõi số 1,2,3

Tại cút đầu ra của cốc lọc số 3, bạn tháo dây RO được nối từ vị trí đầu ra này với đầu vào của màng RO. Tiếp theo, lấy một đoạn dây RO nhỏ bên ngoài để nối trực tiếp từ cút đầu ra tại cốc lọc số 3 cho đến đến vị trí xả nước để phục vụ sục rửa các lõi lọc thô. Cắm điện và mở lại van nước của cút inox nối đầu vào rồi sục rửa các lõi lọc 1,2,3 trong vòng 20 phút.

Lưu ý: Nếu trong khi sục rửa, nước trong cốc lọc số 1 bị tràn ra thì bạn siết chặt hơn một chút. Không nên vặn quá chặt mà để nới lỏng 1-2 ren để không bị Air khí khiến máy hoạt động nhưng lại không thể lọc nước.

Bước 4: Sau khi sục rửa các lõi lọc thô khoảng 20 phút, rút dây cắm điện và nối lại dây RO từ đầu vào của vỏ màng RO đến đầu vào của cốc lọc 3 như ban đầu.

Bước 5: Bóc túi ni lông bọc bên ngoài màng RO. Bạn nên đeo găng tay khi bóc để giữ an toàn vệ sinh, hạn chế dính bẩn lên màng.

Bước 6: Sử dụng nước tinh khiết để thấm màng RO. Bạn có thể dùng nước tinh khiết đóng chai để thấm nước đều cho cấu trúc màng RO hỗ trợ giãn nở đều giúp cho màng lọc hoạt động hiệu quả nhất.

Bước 7: Đưa màng lọc RO vào phía trong vỏ màn cho thật chặt. Đặt đầu có gioăng đen của màng để đưa vào trước. Ấn trong khi xoay lõi lọc vào cốc để tránh trường hợp bị cuộn giăng. Đổ nước xung quanh gioăng đen để gioăng không bị cuộn khi cho lõi lọc vào trong cốc màng. Gioăng dễ bị tuột ra cùng với nắp cốc màng RO nên phải lưu ý đặt gioăng đúng vị trí.

Vặn chặt nắp vỏ màng để đậy nắp, giữ cho mép cốc và lõi lọc khít vào nhau. Bạn nên dùng kìm để vặn chặt cút nước tránh rò rỉ.

Bước 8: Từ bước này, bạn cần đeo găng tay khi thực hiện để tránh đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn. Cần cẩn thận vì màng RO có cấu tạo khá phức tạp và dễ bị hỏng hay nhiễm khuẩn.

Nối dây nhỏ của màng RO từ vị trí đầu chờ của van Flow vào đường nước xả ra của gia đình.

Bước 9: Thực hiện sục rửa màng RO

Tháo dây nối với màng RO hiện tại ở cút đầu ra của màng rồi nối dây RO nhỏ (bên ngoài) ra chỗ xả nước.

Cắm lại nguồn điện để máy tiến hành sục rửa màng lọc RO trong 20 phút. Sau đó, cắm lại dây theo đúng vị trí lắp đặt của vỏ màng RO rồi nối bình áp với dây đầu ra nước tinh khiết của vỏ màng.

Bước 10: Nối bình áp với lõi số 5. Đối với các dòng máy có hệ thống lọc trên 5 lõi, các lõi sau thường đã được đấu sẵn với nhau.

Cuối cùng, bạn cần lắp đặt vòi thiên nga. Khoan 1 lỗ trên bề mặt thích hợp để đặt vòi rồi dùng miếng inox gắn vào thân vòi. Tiếp đó, đặt vòi vào lỗ vừa được khoan rồi lấy miếng đệm gắn vào thân vòi ở phía dưới và siết cố định ốc là xong.

Như vậy, sau khi hoàn thành 10 bước như trên là bạn đã lắp đặt thành công máy lọc nước âm tủ bếp.

  • Chia sẻ:

Sản phẩm liên quan

MÁY LỌC NƯỚC TIÊU CHUẨN AMERO 9 CẤP LỌC - KHÔNG TỦ - SỤC RỬA MÀNG TỰ ĐỘNG

MÁY LỌC NƯỚC TIÊU CHUẨN AMERO 9 CẤP LỌC - KHÔNG TỦ - SỤC RỬA MÀNG TỰ ĐỘNG

Vật liệu xây dựng - hoàn thiện ,

MÁY LỌC NƯỚC TIÊU CHUẨN AMERO 9 CẤP LỌC - KHÔNG TỦ - SỤC RỬA MÀNG TỰ ĐỘNG
Xem Thêm
MÁY LỌC NƯỚC TREO TƯỜNG AMERO 5 CẤP LỌC

MÁY LỌC NƯỚC TREO TƯỜNG AMERO 5 CẤP LỌC

Vật liệu xây dựng - hoàn thiện ,

MÁY LỌC NƯỚC TREO TƯỜNG AMERO 5 CẤP LỌC Là dòng sản phẩm lọc nước với công nghệ cao, lọc sạch và giữ lại khoáng chất tự nhiên trong nước,…
Xem Thêm