Vật liệu xây dựng - hoàn thiện ,
Máy lọc nước âm tủ bếp là gì?
Máy lọc nước có tủ là thiết bị có khả năng lọc nước với thiết kế kính cường lực thân sơn tĩnh điện, được in họa tiết 3D sang trọng phù hợp với nội thất khu bếp nhà bạn.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Các cấp lọc tiếp theo có thể lắp bổ sung theo nhu cầu của khách hàng:
Chế độ bảo trì bảo dưỡng thay thế lõi lọc:
Thời gian thay lõi lọc nhanh hay chậm tùy thuộc vào nguồn nước nơi bạn sử dụng. Danh sách bên dưới được đo với nguồn nước máy thành phố.
Thay đúng sẽ giúp bảo vệ màng RO được bền hơn giúp máy lọc hiệu quả.
- Lõi số 1 thời gian thay 3 tháng/1 lần hoặc sau khi lọc được 6.000 lít nước.
- Lõi số 2 thời gian thay 6 tháng/1 lần hoặc sau khi lọc 11.000 lít nước.
- Lõi số 3 thời gian thay 6 tháng/1 lần hoặc sau khi lọc được 11.000 lít nước.
- Lõi số 4 thời gian thay 1.5 - 3 năm hoặc sau khi lọc được 36.000 lít nước.
- Các cấp lọc số 5,6,7,8,9 nên thay sau 12~18 tháng sử dụng.
Hướng dẫn lắp đặt máy lọc nước đúng kỹ thuật
Một vài điểm cần chú ý trước khi lắp máy lọc nước
Trước hết, bạn cần đảm bảo rằng sản phẩm bạn mua là hàng chính hãng để không ảnh hưởng tới khả năng vận hàng và chất lượng nước đầu ra. Bạn nên kiểm tra xem đã đầy đủ các linh phụ kiện đi kèm chưa.
Ngoài ra, bạn cần chú ý chuẩn bị các dụng cụ: băng keo, băng tan, mỏ lết, kìm, tua vít, van cấp nước, dây dẫn nước, dụng cụ tay vặn tháo cốc lọc, ổ điện,...và sổ hướng dẫn.
Lựa chọn vị trí lắp đặt máy lọc nước phù hợp
Sắp xếp vị trí của thiết bị là điều rất quan trọng cần lưu ý trong quá trình lắp đặt.
Vị trí đặt máy lọc phải nằm gần với nguồn dẫn của nước cấp đầu vào, gần ổ cắm điện và thuận lợi cho việc xả nước thải. Ví dụ như bố trí lọc nước phía dưới bồn rửa chén là vị trí tiện lợi hơn cho cả việc sơ chế và chế biến thực phẩm bằng nước sạch.
Đồng thời, lắp máy lọc nước âm tủ bếp cần tránh các vị trí bị ánh nắng chiếu vào trực tiếp và không nên đặt quá gần khu vực bếp nấu để hạn chế nhiệt độ cao gây ảnh hưởng đến độ bền của máy.
Ngoài ra, bạn cũng không nên để máy ở những nơi có độ ẩm cao vì sẽ làm hệ lõi lọc nhanh bị hỏng hóc hay đóng rêu xanh. Khu vực tủ bếp luôn phải được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo khô thoáng.
Điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc vận hành của máy nhưng lại ít được chú ý đến là nguồn dẫn nước. Máy lọc nước âm tủ bếp phải được đặt ở vị trí không chênh lệch theo chiều ngang quá 3m so với vị trí nguồn nước để đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất.
Quy trình lắp đặt máy lọc nước
Sau khi đã hoàn thành các công đoạn kiểm tra lại vật liệu lắp đặt, chúng ta sẽ tiến hành lắp đặt máy lọc nước âm tủ bếp.
Bước 1: Chia nguồn nước đầu vào tại vị trí bạn muốn lắp thiết bị. Bạn có thể lựa chọn khu vực phía dưới bồn rửa hoặc các vị trí đấu nước khác trong tủ bếp. Khóa chặt van cấp nước đầu vào trước lắp đặt máy.
Lắp các lõi lọc thô 1,2,3 vào các cốc loại tương ứng. Bạn cần chú ý quan sát tem được in bên trên thân lõi và tem dán trên cốc để xác định đúng thứ tự. Sau đó, vặn chặt cốc lọc số 2 và 3. Đối với cốc lọc số 1, bạn chỉ nên vặn vừa phải để tránh xảy ra hiện tượng Air khí khiến máy chạy liên tục không ngừng tự động ngắt.
Bước 2: Nối trực tiếp dây RO với cốc lọc số 1. Bạn cần chú ý quấn chặt băng tan quanh cút ốc khi nối dây để giúp tối ưu lực liên kết giữa các cút nối và dây RO.
Bước 3: Thực hiện sục rửa lõi số 1,2,3
Tại cút đầu ra của cốc lọc số 3, bạn tháo dây RO được nối từ vị trí đầu ra này với đầu vào của màng RO. Tiếp theo, lấy một đoạn dây RO nhỏ bên ngoài để nối trực tiếp từ cút đầu ra tại cốc lọc số 3 cho đến đến vị trí xả nước để phục vụ sục rửa các lõi lọc thô. Cắm điện và mở lại van nước của cút inox nối đầu vào rồi sục rửa các lõi lọc 1,2,3 trong vòng 20 phút.
Lưu ý: Nếu trong khi sục rửa, nước trong cốc lọc số 1 bị tràn ra thì bạn siết chặt hơn một chút. Không nên vặn quá chặt mà để nới lỏng 1-2 ren để không bị Air khí khiến máy hoạt động nhưng lại không thể lọc nước.
Bước 4: Sau khi sục rửa các lõi lọc thô khoảng 20 phút, rút dây cắm điện và nối lại dây RO từ đầu vào của vỏ màng RO đến đầu vào của cốc lọc 3 như ban đầu.
Bước 5: Bóc túi ni lông bọc bên ngoài màng RO. Bạn nên đeo găng tay khi bóc để giữ an toàn vệ sinh, hạn chế dính bẩn lên màng.
Bước 6: Sử dụng nước tinh khiết để thấm màng RO. Bạn có thể dùng nước tinh khiết đóng chai để thấm nước đều cho cấu trúc màng RO hỗ trợ giãn nở đều giúp cho màng lọc hoạt động hiệu quả nhất.
Bước 7: Đưa màng lọc RO vào phía trong vỏ màn cho thật chặt. Đặt đầu có gioăng đen của màng để đưa vào trước. Ấn trong khi xoay lõi lọc vào cốc để tránh trường hợp bị cuộn giăng. Đổ nước xung quanh gioăng đen để gioăng không bị cuộn khi cho lõi lọc vào trong cốc màng. Gioăng dễ bị tuột ra cùng với nắp cốc màng RO nên phải lưu ý đặt gioăng đúng vị trí.
Vặn chặt nắp vỏ màng để đậy nắp, giữ cho mép cốc và lõi lọc khít vào nhau. Bạn nên dùng kìm để vặn chặt cút nước tránh rò rỉ.
Bước 8: Từ bước này, bạn cần đeo găng tay khi thực hiện để tránh đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn. Cần cẩn thận vì màng RO có cấu tạo khá phức tạp và dễ bị hỏng hay nhiễm khuẩn.
Nối dây nhỏ của màng RO từ vị trí đầu chờ của van Flow vào đường nước xả ra của gia đình.
Bước 9: Thực hiện sục rửa màng RO
Tháo dây nối với màng RO hiện tại ở cút đầu ra của màng rồi nối dây RO nhỏ (bên ngoài) ra chỗ xả nước.
Cắm lại nguồn điện để máy tiến hành sục rửa màng lọc RO trong 20 phút. Sau đó, cắm lại dây theo đúng vị trí lắp đặt của vỏ màng RO rồi nối bình áp với dây đầu ra nước tinh khiết của vỏ màng.
Bước 10: Nối bình áp với lõi số 5. Đối với các dòng máy có hệ thống lọc trên 5 lõi, các lõi sau thường đã được đấu sẵn với nhau.
Cuối cùng, bạn cần lắp đặt vòi thiên nga. Khoan 1 lỗ trên bề mặt thích hợp để đặt vòi rồi dùng miếng inox gắn vào thân vòi. Tiếp đó, đặt vòi vào lỗ vừa được khoan rồi lấy miếng đệm gắn vào thân vòi ở phía dưới và siết cố định ốc là xong.
Như vậy, sau khi hoàn thành 10 bước như trên là bạn đã lắp đặt thành công máy lọc nước.
Sản phẩm liên quan
Danh mục